Thuốc, sản phẩm liên quan chặt chẽ với cuộc sống con người. Là Dược sĩ, các bạn có thể phát triển sự nghiệp ở rất nhiều lĩnh vực: tại các phòng quản lý nghiệp vụ, các viện nghiên cứu, bệnh viện, công ty, xí nghiệp dược phẩm, các trung tâm, tổ chức chăm sóc sức khỏe… hay chính nhà thuốc tư nhân của mình.
I. Theo trình độ được đào tạo

a. Công nhân dược: lao động kỹ thuật hoặc giản đơn trong dây chuyền sản xuất, cung ứng vật tư thiết bị… làm việc trong các xí nghiệp, nhà máy dược phẩm.
b. Dược tá (còn gọi là dược sơ cấp): Làm việc trong các xí nghiệp như công nhân, bán thuốc ở quầy thuốc, giúp việc cho dược sĩ, cấp thuốc ở khoa dược trong bệnh viện…
c. Dược sĩ trung học: Được phép tham gia làm việc ở tất cả các lĩnh vực khác nhau của ngành dược với vai trò trợ lý của dược sĩ đại học. Hiện nay, nước ta vẫn thiếu nhân lực trong ngành dược chủ yếu ở một số địa phương nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa nên dược sĩ trung học được ủy nhiệm vai trò của dược sĩ đại học. Những dược sĩ trung học này thường được giao giữ vị trí chủ nhiệm quầy thuốc huyện, phụ trách khoa dược của trung tâm y tế huyện…
d. Dược sĩ đại học: Có thể tham gia vào toàn bộ thế giới rộng lớn của ngành dược. Khả năng lựa chọn công việc của dược sỹ đại học rất phong phú.
II. Lĩnh vực làm việc trong ngành dược
Sau khi tốt nghiệp ngành dược, tuỳ vào bằng cấp được đào tạo, trình độ và năng lực, các bạn có thể làm ở nhiều lĩnh vực như:
1. Làm việc trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Dược:
Làm việc trong lĩnh vục quản lý Nhà nước về dược, nghĩa là bạn đang chịu trách nhiệm quản lý sự vận hành của cả hệ thống ngành dược của đất nước. Ngoài kiến thức chuyên môn trong ngành dược, bạn còn cần trang bị cho mình nhiều kỹ năng khác, tuỳ vào từng vị trí cụ thể.
Làm việc trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về dược, ở tuyến Trung ương như tại Cục Quản lý Dược, Vụ Khoa học và Đào tạo… của Bộ Y tế. Ở cấp địa phương, các bạn có thể liên hệ công việc tại các phòng nghiệp vụ dược, phòng quản lý ngành nghề y dược tư nhân, các trung tâm y tế huyện…
2. Làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu:
Để tham gia trong lĩnh vực nghiên cứu dược, các bạn liên hệ tại các viện nghiên cứu như viện Dược liệu, Viện Kiểm nghiệm, Viện Vệ sinh Dịch tễ, Viện Y học Cổ truyền, các trường đại học… Ngoài ra, cũng có thể liên hệ các phòng nghiên cứu trong công ty, xí nghiệp dược phẩm.
3. Làm việc trong lĩnh vực sản xuất thuốc:
Lĩnh vực sản xuất thuốc cung cấp số công việc lượng đông đảo và tiềm năng cho các bạn, những dược sỹ.
Các công ty lớn cấp Trung ương phải kể đến các Xí nghiệp Trung ương 1, 2, 3, 25, 26… hoặc tại các địa phương có các công ty dược cấp tỉnh hoặc xí nghiệp dược phẩm tỉnh, cấp huyện.
Sản xuất thuốc (ảnh minh họa)
4. Làm việc trong lĩnh vực phân phối, lưu thông thuốc:
Với điều kiện nước ta hiện nay, thuốc vẫn đang phải nhập khẩu từ nước ngoài là chủ yếu, đây đang là lĩnh vực hoạt động được nhiều dược sĩ lựa chọn. Bạn có thể tham gia vào bất kì khâu nào trong hệ thống phân phối thuốc từ trung ương tới địa phương.
Phân phối, lưu thông thuốc cũng là “khâu” thiết yếu để đưa thuốc đến với tất cả mọi người trong xã hội, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
Quy trình phân phối thuốc hiện nay được thực hiện từ Trung ương đến địa phương và tới người bệnh. Bạn là người thích kinh doanh?, có lẽ lĩnh vực này sẽ hấp dẫn bạn. Nhưng nhớ rằng, trong nghề thuốc, là một dược sĩ chân chính, y đức luôn phải được đặt lên hàng đầu.
Ở cấp Trung ương: Tổng Công ty Dược Việt Nam, các công ty dược phẩm, công ty dược liệu.
Ở địa phương: các công ty dược phẩm tỉnh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân dược, các hiệu thuốc, nhà thuốc tư nhân.
Hoặc bạn có thể làm việc tại chính hiệu thuốc do bạn làm chủ cũng như các công ty dược nước ngoài đang xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường Việt Nam.
5. Làm việc trong lĩnh vực kiểm nghiệm chất lượng thuốc:
Lĩnh vực kiểm nghiệm chất lượng thuốc cũng là một lĩnh vực rất thú vị trong ngành dược. Các bạn có thể liên hệ việc làm tại Viện kiểm nghiệm trung ương, các trung tâm kiểm nghiệm tỉnh, phòng kiểm nghiệm của xí nghiệp, công ty…
Kiểm nghiệm thuốc (ảnh minh họa)
6. Làm việc trong lĩnh vực đào tạo nhân lực dược:
Tuỳ vào khả năng và trình độ, bạn có thể tham gia giảng dạy, công tác tại các trường trực thuộc Bộ Y tế như Trường Đại học Dược Hà Nội, Trường Đại học Y – Dược Tp. Hồ Chí Minh … Hoặc các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp về ngành dược được mở ra tại rất nhiều các tỉnh thành trong cả nước.



Sản xuất thuốc chủ yếu nằm ở khu vực công ty Nhà nước, tuy nhiên, cũng có một số công ty tư nhân. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể làm việc tại các công ty dược phẩm nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam.

Đăng nhận xét

Blogger